Quy trình triển khai SEO cơ bản hiệu quả
Giá: 0 vnđ/
Kiểm tra, phân tích Onpage website
Bước đầu tiên cũng là bước nền tảng quan trọng nhất. Bước kiểm tra và rà soát chỉnh sửa tối ưu Onpage này có thể nói là tiên quyết khi triển khai SEO cho cả site mới và cũ. Trong bài viết này thì mình tập trung nói tới site mới nhiều hơn.
Tại bước này, chúng ta tiến hành kiểm tra rà soát hết tất các yếu tố Onpage cần tối ưu. Vậy tối ưu những yếu tố nào, tất cả những yếu tố cơ bản nhất mà mình nghĩ là cần thiết mà bạn cần kiểm tra mình đã tổng hợp lại hết ở cuối bài.
Kiểm tra phân tích tình trạng SEO hiện tại của website co thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ khác nhau: SEMrush, keywword tool, GT matrix, Ahref, Majestic hay search Google từ khóa…
Nghiên cứu bộ từ khoá: khóa chính và khóa phụ
Chắc chắn rồi, từ khoá là khởi đầu cho mọi vấn đề. Có rất nhiều cách thức để nghiên cứu từ khoá mà bạn có thế áp dụng nhưng thường chúng ta sẽ có các bước để hoàn thành bộ từ khóa như sau:
- Nghiên cứu kỹ sản phẩm, dịch vụ và khách hàng mà website đang cung cấp, nhắm đến.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu để lọc ra key chính bắt đầu bỏ tool để sàng lọc. (Tại bước này thì mọi người có thể tham khảo thêm các gợi ý từ khoá từ các công cụ như…Keywordtool io
- Semrush
- Ahref
- Google Suggest
- Keyword tool
- và nhiều công cụ khác…
Phân loại va rút gọn từ khóa, đưa ra chủ đề bài viết
Việc phân tích từ khóa theo các công cụ tìm kiếm thường phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tìm kiếm của khách hàng (user: người tìm kiếm) nên các từ khóa thường sẽ có lượng tìm kiếm tăng hoặc giảm theo thời gian. Do vậy ở những khoản thời gian sẽ có triển khai kế hoạch theo những từ khóa và chủ đề nhất định.
Lập kế hoạch nội dung, dàn bài chi tiết và triển khai theo bộ từ khoá/ chủ đề
Sau khi hoàn thiện và nhóm bộ từ khoá đã nghiên cứu thì tiến hành lên kế hoạch viết nội dung. Những nhóm từ khóa sẽ có bài viết chính cho từ khóa chính bao quát, sau đó triển khai cho những từ khóa phụ hỗ trợ cho bài viết chính của từ khóa chính.
Cần xác định được định dạng trang nội dung của bài viết đó
Nội dung của bài viết thường sẽ đa dạng tùy vào mục đích của website hay mục đích của kế hoạch triển khai.
Ví dụ: “Thời trang nam cao cấp” có thể sẽ viết nội dung trong danh mục (Archive) sản phẩm hay là 1 bài viết đơn thuần (blog), bài viết dịch vụ hay dạng landing page…
Về phần này, ở giai đoạn kinh nghiệm còn non thì mình sẽ khuyên các bạn dựa theo các kết quả từ đối thủ để xác định.
Triển khai nội dung SEO và tối ưu liên kết nội bộ
Ưu tiên: Triển khai nội dung các trang chính, danh mục sản phẩm chính
- Trang dịch vụ
- Trang danh mục sản phẩm (Đối với website TMĐT)
- Trang chi tiết sản phẩm
- Không bỏ qua nội dung trang Giới thiệu và Liên hệ, Thanh toán…
Ngoài ra chúng ta sẽ bổ sung thêm các nội dung vệ tinh liên quan đến các trang chính này. Đâu đó mình khuyên nên xây dựng cỡ 60 – 100 bài tuỳ vào lĩnh vực của website.
Một nội dung chuẩn SEo sẽ bao gồm: tiêu đề h1, các ý chính h2, các ý nhỏ hơn h3, h4, h5. Đừng bỏ trống chú thích và Alt của ảnh. Các đạo văn cần ngắn gọn xúc tích…
Public Social – tạo liên kết mạng xã hội Facebook, Youtube, Google Maps…
Có thể thực hiện song song chúng với bước 4. Vừa xuất bản bài viết trên website sẽ đăng link (liên kết) lên mạng xã hội ngay. Không nên đăng ký quá nhiều mạng xã hội vì sẽ gây chú ý và đánh giá xấu từ Google.
Nên chỉ đăng kỳ từ 40 mạng xã hội. (Có điều kiện lên 200, 300 thì càng tốt).
Đăng ký xong nhớ ép index cho các link nhé! Có khá nhiều các công cụ để index link social. Các bạn có thể chủ động tham khảo.
Một số Mạng xã hội phổ biến hiện nay
- Youtube
- Tiktok
- Tumblr
- …và một số kênh khác
Khai báo Schema cho từng trang nội dung
Chọn ra 5 đến 10 mạng xã hội uy tín, chính nhất để chăm sóc kỹ hơn. Khi khai báo Schema cho doanh nghiệp, tổ chức chúng ta sẽ lấy các mạng này để khai báo nhé.
Shema là ngôn ngữ đánh dấu có cấu trúc nhằm xác định từng loại nội dung bài viết giúp cho Goole dễ dàng đánh giá, xếp hạng và hiển trị trực quan cho người tìm kiếm.
Có thể tìm hiểu chi tiết các dạng Schema tài liệu của Google
Cách tạo schema cho website:
- Sử dụng một số plugin – WordPress
- Tạo thủ công bằng code qua Visual Studio Code, PHP Storm, Note pad,…
Ngoài khai báo schema cho doanh nghiệp, chúng ta còn cần khai báo thêm các schema liên quan khác như Product, Person,…
Đối với các webiste WordPress có thể sử dụng pluign tạo Schema đơn giản, tiện lợi.
Có thể tạo thủ công với đoạn code nằm trong:
<script type="application/ld+json">...</script>
và chèn thêm vào giữa thẻ <div></div> và chèn vào cuối bài viết ở dạng HTML
Kiểm tra cấu trúc Schema đã cài đặt cho trang
Link kiểm tra lại cấu trúc Schema của bài viết cung cấp bởi Google sẽ giúp check lại nội dung và dễ dàng chỉnh sửa nếu chưa chính xác.
Index và đợi Google xếp hạng
Khi đã hoàn thiện các bước trên:
- Đã chuẩn bị nội dung chất lượng.
- Đã xây dựng bộ social và public link lên MXH.
- Đã xây dựng liên kết nội bộ và cấu trúc Silo.
- Bài viết chuẩn SEO Onpage
- Đã cài schema đầy đủ.
- Đi 1 số backlink rao vặt, diễn đàn, báo điện tử chất lượng…
Sẵn sàng bật index và khai báo sitemap trong Google Console!!! và đợi thành quả sau vài tháng.
Sau vài tháng hoặc nhanh hơn là vài tuần, hiệu quả SEO thể hiện bằng sự tăng trưởng thông qua con số traffic (truy cập) hoặc sếp hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm của Google. Có thể kiểm tra hiệu qua bằng công cụ Google Search Console, Tool SEMrush hay bằng các plugin WordPress như Statistics…